Ẩm thực Việt Nam luôn được luôn được các tạp chí danh tiếng như CNN, National Geographic… và các lễ hội ẩm thực thế giới bầu chọn là một trong những nền ẩm thực bậc nhất Thế Giới bởi sự đa dạng, phong phú và vô cùng hấp dẫn. Sau đây, dacsan.info sẽ cùng các bạn điểm danh những món ăn ngon quen thuộc của Việt Nam được cả thế giới biết đến.

Bánh Cuốn – Món ăn thơm ngon

Bánh cuốn còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt là tên gọi một loại thực phẩm làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt. Gạo làm bánh cuốn thường dùng loại gạo cũ (do sử dụng gạo mới, gạo ngon sẽ có nhiều nhựa nên bánh sẽ dính, khó chế biến), xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra. Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Trong số những loại bánh cuốn Việt Nam, nổi tiếng nhất là bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội.

Bánh Cuốn - Món ăn thơm ngon 

Bánh Cuốn – Món ăn thơm ngon

Bún Chả – Món ăn bình dị đáng thử

Bún chả đặc biệt dân dã và bình dị ngay từ khâu chế biến tới cách thưởng thức. Việc ngồi trên những bộ bàn ghế nhựa ngoài vỉa hè, xì xụp đĩa bún trắng tinh, mềm mịn bên tô mắm nóng ấm đỏ vàng dường như đã trở nên quá ư thường nhật với người Việt. Già, trẻ, trai, gái, dù là anh giám đốc sơ mi quần Âu lịch lãm đến chị lao công mồ hôi ướt áo, tất cả đều tự thưởng cho mình một suất bún chả đầy đặn ngon lành sau hàng giờ làm việc và học tập vất vả. Bún chả bao gồm 3 phần chính là nước chấm, chả nướng và tất nhiên, bún. Một suất bún chả có ngon hay không được quyết định phần lớn bởi nước chấm. Nước chấm bún chả được pha đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt với mắm, giấm, đường, tỏi, ớt cùng lượng phù hợp tùy vào người pha chế, trong bát nước chấm luôn có thêm nộm gồm đu đủ xanh, cà rốt hay nhiều nơi có cả giá đỗ.

Chả nướng có 2 loại là chả miếng và chả viên, thường thì chả miếng sẽ được làm từ thịt ba chỉ để thịt có độ mềm và ngọt nhất định, chả viên được nặn thành khối tròn bằng khoảng ¼ lòng bàn tay, tẩm ướp và nướng dưới bếp than củi đỏ hồng. Bún trong bún chả hiện nay thường là bún rối, tuy nhiên theo truyền thống thì bún con mới được sử dụng nhiều hơn cả. Không có quá nhiều điều cần lưu ý trong cách ăn bởi bún chả trọng sự đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt trong cách thưởng thức bún chả đó là người Việt, mà cụ thể là người Hà Nội, thường ăn món ăn này vào buổi trưa. Đặc điểm chọn thời gian thưởng thức này được coi là một trong những nét độc đáo trong “nghệ thuật ẩm thức” của đất kinh kỳ đã hình thành từ xa xưa. Dĩ nhiên, vẫn có những quán ăn ngon ở Hà Nội, nhà hàng bún chả mở hàng cả vào buổi tối, tuy vậy thì việc ăn Bún Chả vào bữa tối có lẽ vẫn là điều có phần… lạ lùng với nhiều người.

Bún Chả - Món ăn bình dị đáng thử

Bún Chả – Món ăn bình dị đáng thử

Bánh Mì – Món ăn ưu chuộng ở Việt Nam

Bánh mì là một loại thức ăn đường phố của Việt Nam bao gồm vỏ là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, bên trong là phần nhân. Tuỳ hương vị vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta sẽ tạo thành những kiểu nhân khác nhau (thường là nhân chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây… kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như patê, bơ, rau, ớt, đồ chua… Loại bánh mì này có nguồn gốc giống với bánh mì baguette do người Pháp đem vào Miền Nam Việt Nam từ những thế kỷ trước đây, có người cho rằng món này đã có tại Việt Nam từ 150 năm trước. Sau này, bánh mì đã có phạm vị ảnh hưởng đã lan ra khắp Miền Trung và cả Miền Nam, đặc biệt là rất thịnh hành ở Sài Gòn. Trong quá trình cải tiến, người Sài Gòn đã chế biến baguette lại thành kiểu bánh mì nhỏ và ngắn hơn chỉ còn khoảng 30 -40 cm, và ruột thì rỗng hơn để có thể đưa phần nhân vào đó. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.

Để tạo ra những ổ bánh mì có kích thước (lớn, nhỏ, dài, ngắn) và cấu trúc (đặc, rỗng, mềm, cứng) khác nhau, người thợ làm bánh phải thay đổi công thức và cách làm. Ngày xưa, khi bánh mì chỉ được lên men tự nhiên, người ta sẽ thay đổi tỷ lệ chất tạo men và thời gian ủ bột. Bây giờ ngoài bước này còn có sự hỗ trợ của nhiều loại chất nhũ hoá/phụ gia khác nhau nhằm giảm thời gian ủ và tạo ra ổ bánh mì như mong muốn. Do khẩu vị vùng miền khác nhau, trên thị trường cũng có các loại phụ gia tương ứng cho mỗi miền. Ví dụ, phụ gia bánh mì miền Bắc sẽ có thêm tác dụng giúp vỏ bánh dày và giòn hơn. Bánh mì được xem là một loại thức ăn nhanh và bình dân dành cho buổi sáng, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì có giá thành phù hợp nên được giới học sinh, sinh viên và người lao động rất ưa chuộng.

Bánh Mì - Món ăn ưu chuộng ở Việt Nam

Bánh Mì – Món ăn ưu chuộng ở Việt Nam

Phở – Món ăn truyền thống Việt Nam

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định, và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. Tại các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thông thường sẽ không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở sốt vang, phở trộn, phở xào…

Phở Việt Nam - Hương vị ẩm thực Việt

Phở Việt Nam – Hương vị ẩm thực Việt

Bún Bò Huế – Hương vị đặc sản thơm ngon

Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là “bún bò” hoặc gọi cụ thể hơn là “bún bò giò heo”. Các địa phương khác gọi là “bún bò Huế”, “bún bò gốc Huế” để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được cắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối cắt nhỏ.

Bún Bò Huế

Bún Bò Huế