Hiện nay ở Sài Gòn có đến hơn 400.000 người Hoa và chiếm hơn 15% dân số của thành phố đông dân nhất nước ta. Người Hoa ở Sài Gòn sinh sống tập trung hẳn trong một khu phố sầm uất với nhiều đặc trưng về kinh tế, văn hóa. Trong số đó ẩm thực của người Hoa luôn là một đề tài hấp dẫn và thu hút được sự chú ý đặc biệt của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến thành phố Sài Gòn năng động. Dưới đây là những đặc sản nức tiếng nhất của người Hoa tại Sài Gòn mà bạn nên thử nếu có dịp đặt chân đến thành phố xinh đẹp này.
Hủ tiếu sa tế – Món ăn truyền thống của người Hoa
Hủ tiếu sa tế là món ăn truyền thống của người Tiều ở các quận 5, 6, 11. Nước dùng là điều làm nên sự khác lạ của món ăn này vì nó được pha chế từ 20 loại hương liệu và gia vị khác nhau. Một bát hủ tiếu sa tế đầy đủ cho người ăn ngoài nước dùng, bánh hủ tiếu, thịt bò thái miếng hoặc thịt bò viên… thì còn phải có thêm các loại rau để ăn kèm như dưa chuột thái sợi nhỏ, giá đỗ, vài miếng khế chua, một chút rau húng quế và ngò gai… Sự kết hợp đặc biệt này vừa làm tăng thêm hương vị món ăn lại vừa tạo nên mùi vị độc nhất cho món hủ tiếu sa tế. Không giống các món hủ tiếu bình dân khác, là món ăn đòi hỏi nhiều bí quyết trong cách chế biến. Sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng khiến món ăn này trở thành một lựa chọn tuyệt vời để làm mới bữa ăn gia đình.
Là một món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa, hủ tiếu sa tế sử dụng loại bánh hủ tiếu màu trắng đục, bản to, khá giống với bánh phở của người miền Bắc. Nước dùng nấu từ thịt bò hoặc nai có màu vàng sánh đục, quyện mùi thơm thoang thoảng của nhiều loại gia vị khác nhau như đinh hương, quế, hồi, tỏi, sả, ớt, cà ri tạo nên vị sa tế cay nồng khó cưỡng… là điểm đặc trưng khiến món ăn trở nên khác biệt với các món hủ tiếu bình dân. Vì là một món ăn sử dụng nhiều gia vị và người nấu phải làm tôn lên được độ ngọt đậm đà của nước dùng nên hủ tiếu sa tế đòi hỏi một số bí quyết riêng và tâm huyết trong quá trình chế biến. Ngoài ra, để cân bằng vị giác, hủ tiếu sa tế ăn kèm nhiều loại rau củ như dưa leo, chuối chát, húng quế, ngò gai… khiến món ăn đạt đến độ sâu về mặt dinh dưỡng.
Sủi cảo – Ẩm thực Trung Hoa
Nhắc đến sủi cảo là người ta nghĩ ngay đến ẩm thực Trung Hoa. Ở Sài Gòn có rất nhiều nơi bày bán sủi cảo tuy nhiên chỉ những quán do chính người gốc Hoa chế biến thì mới có hương vị chuẩn và ngon. Ở Sài Gòn, đường Hà Tôn Quyền (quận 11) là nơi bán sủi cảo nổi tiếng nhất với hơn chục hàng quán khác nhau. Món sủi cảo của người Hoa có công thức chế biến gần tương đồng với món hoành thánh nhưng bánh sủi cảo có kích thước lớn hơn và phần nhân nhiều hơn. Nhân sủi cảo thường được làm từ thịt tôm, thịt lợn kết hợp với các loại rau băm nhuyễn rồi trộn với nhau nêm nếm gia vị vừa ăn, vỏ bên được bọc bởi vỏ gói hoành thánh. Cách chế biến sủi cảo rất đa dạng từ ăn nước đến hấp hay chiên. Món này thường được ăn kèm với cải ngọt để giảm tính dầu mỡ, cảm giác ngấy ngán khi ăn nhiều và mang đến sự ngon miệng.
Xôi cadé – Đặc sản Trung được nhiều người yêu thích
Món xôi cadé được pha trộn giữa xôi với lòng đỏ trứng gà cùng hương thơm từ sầu riêng rất hấp dẫn người ăn. Thành phần chính của món ăn này là cadé được pha trộn từ các nguyên liệu: trứng, đường với nước cốt dừa và sầu riêng theo một công thức rất độc đáo của người Hoa để có được một hỗn hợp hơi sánh, có màu vàng bắt mắt cùng hương thơm phảng phất rất mê hoặc. Ngoài ra trong món xôi này còn có thêm dừa nạo sợi, lạc rang được giã nhuyễn. Cadé là hỗn hợp được tạo nên từ sự pha trộn giữa các nguyên liệu như trứng, đường, nước cốt dừa, bột mì theo một công thức riêng. Cadé khi chín sở hữu vị béo, hương thơm đặc trưng và có màu vàng ươm của lòng đỏ trứng rất bắt mắt.
Hiện nay, cadé được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực nấu ăn và làm bánh. Ngoài xôi, cadé còn được sử dụng để làm nhân bánh bao, bánh mì, bánh bông lan, bánh tiêu… Nhờ có phần cadé mà những món ăn này mang hương vị rất riêng và cuốn hút. Làm cadé không khó nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có những bí quyết mới có được một thành phẩm thơm ngon và mịn mượt nhất. Khi trộn trứng, đường, nước cốt dừa, bột mì, bạn phải thực hiện tỉ mỉ và chuẩn xác theo công thức nhất định. Khi trộn đều các nguyên liệu, bạn cũng không được đánh quá mạnh tay mà hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỗn hợp đặc lại, bị rỗ và không mịn, ảnh hướng đến chất lượng phần cadé.
Cháo cá người Hoa – Món ăn ngon nổi tiếng
Cháo cá và cháo Tiều là 2 món cháo nổi tiếng nhất của người Hoa. Món cháo cá của người Hoa được chia làm 2 phần với tên gọi rất độc đáo là núi và biển. Phần núi chính là gạo nở nằm phía trên, còn biển chính là phần nước phía dưới. Cả hai phần này nằm tách riêng nhau chứ không trộn lẫn như các loại cháo thông thường khác. Món cháo này được ăn kèm với lòng và trứng của con cá. Ngoài ra phải có sa tế để nêm vào cháo khi ăn mới đúng chất người Hoa.
Bạn có thể thử thực hiện món cháo cá ngon có tiếng của người Hoa, cháo cá được chế biến với 2 phần quan trọng mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc bao gồm núi và biển. Phần “núi” được tạo nên từ thành phần chính là gạo nỡ, hạt cháo bung đều nằm bên trên. Phần “biển” là nước dùng kèm trong cháo được nằm phía dưới, cả 2 phần này phải tách biệt với nhau. Khi ăn thường dùng kèm với trứng và lòng cá và tuyệt đối không thể thiếu sa tế cho món ngon đúng điệu nhé!